Hiện nay có hai loại bồn cầu phổ biến nhất là bồn cầu xổm và bồn cầu bệt. Tuy nhiên do tính năng của bồn cầu bệt tiện lợi hơn, mang tính thẩm mỹ cao và vệ sinh hơn nên được ưu tiên chọn dùng. Vậy cấu tạo bồn cầu và nguyên lý hoạt động như thế nào? Bạn đã biết chưa? Nếu bạn đang tìm hiểu những thông tin liên quan đến cấu tạo và nguyên lý bồn cầu bệt thì bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.
Cấu tạo bồn cầu bệt
Để tìm hiểu chính xác thông tin về cấu tạo bồn cầu và nguyên lý hoạt động trước hết chúng ta cùng phân tích cấu tạo của nó. Cụ thể bồn cầu được hình thành gồm 2 bộ phận chính tách rời nhau là bồn ngồi và khối chứa nước phía sau. Với chức năng:
● Bồn ngồi: Để đi vệ sinh
● Khối nước: Để chứa nước xả.
Bồn cầu gồm có:
● Một đường vòng dẫn nước xuống xung quanh đường viền và cuối cùng là xuống ống phun ra ngoài.
● Ống phun: Tác dụng của ống phun chính là đẩy nước mạnh làm cho chất thải dễ dàng trôi xuống dưới.
● Bể bồn: Được cấu tạo với hệ thống tự làm đầy nước và làm đầy đến mức nhất định. Với lượng nước vừa đủ cho mỗi lần đi vệ sinh bể bồn sẽ giúp làm sạch và đẩy trôi hiệu quả chất thải.
● Xi-phông (con thỏ): Đây là bộ phận giúp cho chất thải được hút nước đi nhanh chóng hơn kéo theo chất thải xuống hầm cầu.
Nguyên lý làm việc của bồn cầu bệt
Ngoài việc thế kế tiện lợi, thẩm mỹ thì nguyên lý làm việc của bồn cầu bệt vô cùng đơn giản, dễ dàng sử dụng. Mỗi lần đi vệ sinh xong bạn chỉ cần giật nước là hệ thống tự động làm trôi chất thải.
Khi giật nước tại nút ở bể nước nước sẽ chảy xuống vô cùng mạnh theo các lỗ dọc cả ống phun và đường vòng dẫn nước. Đồng thời nước sẽ được tiếp lại vào bể bồn ngay lập tức theo đường ống. Qua hệ thống Xi-phông (con thỏ) nước sẽ được hút mạnh hơn, tăng vận tốc nước chảy lên mức tối đa. Cùng lúc tạo thành một tấm màng nước ngăn không cho không khí từ lỗ đi ra, khiến áp lực nước lớn hơn.
Khi nước ở hai bên tăng tốc nó sẽ chiếm hết diện tích trong Xi-phông (con thỏ), thay thế cho phần không khí ở đó. Khi ống con thỏ đã ngập nước thì chức năng thực hiện quá trình hút nước của xi – phông bắt đầu thực hiện. Chất thải thuận theo dòng nước mà được kéo xuống các ống dẫn và cuối cùng là hầm cầu.
Khi mực nước ở bồn bệt kéo xuống mức thấp nhất, không còn nước tại lỗ Xi-phông. Ngay lập tức không khí lại lấp đầy và quá trình hút nước của Xi-phông hoàn toàn kết thúc. Nếu mực nước chưa kịp hồi phục thì sẽ một lượng nhỏ khí “thơm” bốc lên.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cấu tạo bồn cầu và nguyên lý hoạt động của bồn cầu bệt. Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn đọc. Nếu cần biết thêm thông tin hãy vào website: https://ruthamcaubaria.net/.